Tích cực thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp
(chuyendoiso.sonla.gov.vn) Thực hiện nhiệm vụ do tổ Kinh tế số thuộc Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh giao, trong quý I/2024, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phối hợp với các cơ quan liên quan khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân tăng cường ứng dụng công nghệ số vào quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp; quản lý, giám sát nguồn gốc; hình thành hệ sinh thái nông nghiệp số; ứng dụng công nghệ số trong quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp.
 
anh tin bai

Người dân ứng dụng công nghệ cảm biến để theo dõi độ ẩm đất, dinh dưỡng đối với mô hình trồng ớt ngọt trong nhà kính.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 31/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 206/QĐ-UBND ngày 02/02/2024 của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Sơn La năm 2024 và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh và Tổ Kinh tế số đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức các phòng, đơn vị trực thuộc Sở.

Thực hiện triển khai các nền tảng dữ liệu số trong nông nghiệp. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với Cục Kinh tế hợp tác, Công ty TNHH Sorimachi hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh sử dụng các phầm mềm chuyển đổi số như: HTX Hoàng Sơn - huyện Mộc Châu với phần mềm nhật ký sản xuất FaceFarm; HTX Ngọc Lan, HTX Quỳnh Nghĩa - huyện Mai Sơn, HTX  Hoàng Sơn - huyện Mộc Châu, HTX Huổi Mo - huyện Sông Mã với phần mềm nhật ký sản xuất Facefarm và Kế toán Waca. Triển khai ứng dụng nhật ký điện tử farmdiary.online, cấp tài khoản nhật ký điện tử Farm Diary cho 167 vùng trồng sử dụng để cập nhật thông tin về tình hình sản xuất tại vùng trồng. Sử dụng phần mềm cập nhật diễn biến rừng (FRMS), cấp 13 tài khoản sử dụng, đăng nhập vào phần mềm (01 tài khoản cấp tỉnh và 12 tài khoản cấp huyện), thu thập số liệu, cập nhật và báo cáo diễn biến rừng và đất lâm nghiệp phục vụ công tác công bố hiện trạng rừng hàng năm trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, công tác phối hợp, cung cấp thông tin định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm trên các nền tảng Cơ sở dữ liệu chuyên ngành lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện thường xuyên, nghiêm túc: Cơ sở dữ liệu giám sát đánh giá phục vụ công tác quản lý ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (giamsatdanhgia.mard.gov.vn); hệ thống quản lý dữ liệu thống kê (thongke.mard.gov.vn); Hệ thống quản lý thông tin dịch bệnh động vật Việt Nam (vahis.vn); Hệ thống báo cáo dịch bệnh thủy sản (tytscucthuy.sabi.vn); Cơ sở dữ liệu Quốc gia về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu: Cơ sở dữ liệu cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (msvt-csdg.ppd.gov.vn), Phần mềm quản lý cơ sở đóng gói (cms.packinghouse.online), Phần mềm quản lý mã số vùng trồng xuất khẩu (farmdiary.online)…

Thực hiện Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc; Kế hoạch số 105/KH-UBND của UBND tỉnh Sơn La về Thực hiện “Đề án Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2030. Quý I năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng dự thảo Kế hoạch Thực hiện “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2024, trong đó dự kiến hỗ trợ 62 sản phẩm nông sản/ 69 sản phẩm, hàng hóa có nhu cầu hỗ trợ xây dựng Hệ thống truy xuất nguồn gốc.

Trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của thành viên Tổ Kinh tế số theo chức năng, lĩnh vực được phân công. Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân tăng cường ứng dụng công nghệ số vào quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp; quản lý, giám sát nguồn gốc; hình thành hệ sinh thái nông nghiệp số; ứng dụng công nghệ số trong quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã và các chủ thể OCOP phát triển thương mại điện tử phục vụ cho việc bán sản phẩm OCOP như đào tạo, tập huấn cho các chủ thể tham gia sàn thương mại điện tử (voso.vn; lazada; postmart…); hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã trong việc sử dụng các nền tảng dữ liệu số, nền tảng truy xuất nguồn gốc điện tử; tổ chức liên kết hình thành các hợp tác xã, tổ chức hợp tác, xây dựng vùng chuyên canh sản xuất nông sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP…

Lê Hồng


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1